Quy định pháp luật về sở hữu riêng

1. Thế nào là sở hữu riêng?

Sở hữu riêng là việc chủ sở hữu (cá nhân hoặc pháp nhân) có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của mình.

Điều 206 Bộ luật Dân sự năm 2015 về “Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng” quy định về mục đích và phạm vi của sở hữu riêng như sau:

1. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Ngoài việc tự mình thực hiện các quyền năng được cho phép, cá nhân, pháp nhân có thể tự mình thực hiện quyền chiếm hữu tài sản hoặc thông qua hợp đồng dân sự giao cho người khác thực hiện quyền chiếm hữu như thông qua gửi giữ tài sản hay quyền sử dụng thông qua cho, mượn tài sản,…

2. Những tài sản nào được coi là thuộc sở hữu riêng?

Theo khoản 2 điều 205 Bộ luật Dân sự năm 2015, “Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị“. Thông thường, những loại tài sản hợp pháp đó gồm:

  • Những thu nhập hợp pháp: Là tiền hoặc hiện vật có được do kết quả lao động hợp pháp đem lại như tiền lương, tiền thưởng, tiền nhuận bút, thu nhập từ hoạt động kinh tế cá thể, tư bản tư nhân, tiểu chủ,… hoặc do được thừa kế, tặng, cho,.. Những tài sản này phải là những tài sản còn lại sau khi chủ sở hữu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế cho Nhà nước như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân,… Ngoài ra còn có những khoản tiền trợ cấp, các khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe tài sản, những khoản lợi nhuận thu được hợp pháp có được từ các giao dịch dân sự, hoa lợi, lợi tức,…
  • Của cải để dành là tiền hoặc hiện vật: Là những tài sản chưa được dùng đến do thu nhập hợp pháp của cá nhân, pháp nhân đem lại
  • Nhà ở nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt, là tư liệu tiêu dùng đặc biệt vì nó biểu hiện rõ khả năng tài chính, điều kiện và các yếu tố khác của chủ thể và có thể phát sinh lợi nhuận trong quá trình sử dụng.
  • Tư liệu sinh hoạt phục vụ cho nhu cầu thiết yếu về vật chất và tinh thần của cá nhân như nhu cầu đi lại, giải trí, vui chơi, nghỉ ngơi,…

>> Xem thêm: Chia tài sản trong trường hợp sống chung như vợ chồng

3. Các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản riêng

  • Quyền chiếm hữu: Là quyền của chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình, nắm giữ, chi phối tài sản thuộc sở hữu chung nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
  • Quyền sử dụng: Là quyền khai thác công dụng và lợi ích vật chất của tài sản thỏa mãn nhu cầu của mình cùng với quyền được thu lại những kết quả của tài sản do tự nhiên mang lại .
  • Quyền định đoạt: Là quyền được quyết định về số phận của tài sản trừ một số trường hợp pháp luật quy định.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Minh Vương gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Quy định pháp luật về sở hữu riêng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH Minh Vương

Địa chỉ: Số 114 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0975.981.094

Email: hangluatminhvuong@gmail.com

Bạn có thể thích