Luật Minh Vương
  • Trang chủ
  • Dịch vụ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Tham khảo
Tác giả

Đưa hối lộ là gì? Đưa hối lộ có vi phạm pháp luật Hình sự Việt Nam không?

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” theo kết luận, để được thuận lợi thực hiện các chuyến bay đưa người từ nước ngoài về Việt Nam, cả hai bị can Sơn và Hằng đã trực tiếp hoặc thông qua mối quan hệ đặt vấn đề, đưa hối lộ cho các cá nhân có nhiệm vụ, quyền hạn để được phê duyệt, hỗ trợ tổ chức chuyến bay; phê duyệt chủ trương cách li y tế, cấp phép vượt số lượng khách. Vậy hành vi đưa hối lộ của Sơn và Hằng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
I. Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)
II. Nội dung
2.1. Các yếu tố cấu thành tội phạm
– Chủ thể của tội phạm
Chủ thể tội đưa hối lộ không phải là chủ thể đặc biệt. Tuy nhiên, người phạm tội đưa hối lộ cũng có thể là người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đưa hối lộ, nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này.
Những người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 289 Bộ luật hình sự, vì các trường hợp phạm tội này là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 289 Bộ luật hình sự mà chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đối với tội đưa hối lộ quy định tại khoản 1 của điều luật chỉ là tội phạm nghiêm trọng.
– Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội đưa hối lộ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức mình bị thoái hoá biến chất.
– Mặt khách quan của tội phạm
a. Hành vi khách quan
Người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là “đưa”. Nhưng biểu hiện của hành đưa hối lộ rất đa dạng. Có trường hợp người phạm tội trực tiếp đưa hối lộ cho người nhận hối lộ, có trường hợp qua trung gian (người môi giới) để đưa hối lộ cho người nhận hối lộ, có trường hợp người đưa hối lộ dùng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt không trực tiếp đưa hối lộ cho người nhận hối lộ cũng không qua trung gian mà tìm cách mua chuộc những người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn…
b. Hậu quả

Hậu quả của tội phạm này không phải dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu của hối lộ chưa đến 500.000 đồng thì hậu quả lại là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng phải là hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng do hành vi đưa hối lộ là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của con người; những thiệt hại về tài sản, uy tín của cơ quan, tổ chức và những thiệt hại phi vật chất khác. Hành vi đưa hối lộ gây ra hậu quả nghiêm trọng, được xác định như là một nguyên nhân gián tiếp.
– Mặt chủ quan của tội phạm
Tội đưa hối lộ người thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
Động cơ phạm tội tuy không phải là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này, nhưng hầu hết các trường hợp đưa hối lộ đều có động cơ.
2.2. Hình phạt đối với tội đưa hối lộ
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015(sửa đổi bổ sung năm 2017) thì chia làm 2 khung:
Khung cơ bản: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung tăng nặng: Cụ thể:
• Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
• Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ 07 năm đến 12 năm;
• Khung tăng nặng thứ ba: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Như vậy mức khung “trần” cho tội đưa hối lộ theo Bộ luật hình sự năm 2015 là 20 năm.
Ngoài ra Luật cũng quy định hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Minh Vương gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH Minh Vương

Địa chỉ: Số 114 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0975.981.094

Email: hangluatminhvuong@gmail.com

KHI CON NỢ CHẾT THÌ NGHĨA VỤ TRẢ NỢ GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

Trách nhiệm trả nợ sau khi người vay chết là một vấn đề pháp lý phức tạp, liên quan đến quyền lợi của cả bên cho vay và người thừa kế. Khi người vay tiền qua đời, tài sản và nghĩa vụ của họ sẽ được chuyển giao theo quy định của pháp luật về thừa kế. Người thừa kế có trách nhiệm giải quyết các khoản nợ từ tài sản mà họ thừa hưởng.

I.Người vay tiền có nghĩa vụ gì?
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định theo Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 .
Cụ thể theo Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người vay như sau:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, bên vay tiền phải có nghĩa vụ trả đủ tiền khi đến hạn. Trong trường hợp đến hạn nhưng bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả thêm lãi trên nợ gốc và lãi chậm trả trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.

II. Khi người vay tiền chết, ai là người có nghĩa vụ trả nợ?
Nghĩa vụ khi một cá nhân chết đi sẽ được chuyển tiếp cho người thừa kế của người đó trong phạm vi di sản để lại theo quy định tại Điều 614 và Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo như Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Như vậy, khi người vay tiền chết, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hiện nay có không ít người thừa kế biết về khoản vay mà người chết để lại nên đã từ chối nhận di sản vì không muốn trả nợ thay. Về vấn đề này, khoản 1 Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 620. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.”
Bên cho vay có thể yêu cầu những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Trường hợp người thừa kế cố ý không trả, bên cho vay có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu những người này trả nợ. Điều luật này nhằm đảm bảo quyền lợi nhận lại tiền của bên cho vay và ngăn ngừa người thừa kế cố ý không muốn trả nợ.”
Ngoài ra, đối với trường hợp nếu trong hợp đồng vay tiền cho thỏa thuận chỉ người vay là người phải trả nợ thì khi người này chết, hợp đồng vay sẽ chấm dứt bởi theo quy định tại khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
…
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
..”
Như vậy, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận hợp đồng vay tài sản sẽ chấm dứt khi cá nhân giao kết hợp đồng chết đi.
Tóm lại, khi người vay tiền chết, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại trừ trường hợp hai bên giao kết hợp đồng có thỏa thuận khác. Người thừa kế không có quyền từ chối di sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Ví Dụ: Giả sử ông A vay ngân hàng 500 triệu đồng và ông A qua đời mà chưa trả hết khoản nợ này. Tình huống có thể diễn ra như sau:
– Tình huống 1: Ông A có tài sản thừa kế
Ông A để lại một ngôi nhà trị giá 1 tỷ đồng cho con trai là anh B. Theo luật, khoản nợ 500 triệu đồng của ông A sẽ được thanh toán từ giá trị ngôi nhà trước khi chuyển quyền sở hữu ngôi nhà cho anh B. Anh B sẽ nhận được phần còn lại của tài sản sau khi đã thanh toán hết khoản nợ, tức là 500 triệu đồng.
– Tình huống 2: Ông A có người đồng vay hoặc bảo lãnh
Ông A vay tiền cùng với vợ là bà C, hoặc có người bạn là ông D đứng ra bảo lãnh cho khoản vay. Khi ông A qua đời, bà C hoặc ông D sẽ phải tiếp tục trả nợ cho ngân hàng theo hợp đồng vay đã ký.
– Tình huống 3: Ông A không có tài sản và không có người thừa kế
Trong trường hợp ông A không có tài sản thừa kế và cũng không có người thừa kế hoặc người đồng vay/bảo lãnh, khoản nợ có thể bị ngân hàng xóa bỏ, nhưng điều này tùy thuộc vào quy định của ngân hàng và pháp luật hiện hành. Thông thường, ngân hàng sẽ xác định tài sản còn lại và khả năng thanh toán, nếu không có tài sản thì họ có thể buộc phải xóa nợ.
– Tình huống 4: Ông A có người thừa kế nhưng giá trị tài sản thừa kế không đủ trả nợ
Ông A để lại một mảnh đất trị giá 300 triệu đồng, trong khi khoản nợ là 500 triệu đồng. Người thừa kế là anh B sẽ phải sử dụng toàn bộ mảnh đất để thanh toán nợ. Phần nợ còn lại (200 triệu đồng) có thể được xóa bỏ hoặc tiếp tục yêu cầu thanh toán nếu anh B chấp nhận gánh nợ.
Những tình huống này minh họa cách các khoản nợ của người vay sẽ được xử lý khi họ qua đời, tùy thuộc vào tình hình tài sản và các thỏa thuận hợp đồng liên quan.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Minh Vương gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH Minh Vương

Địa chỉ: Số 114 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0975.981.094

Email: hangluatminhvuong@gmail.com

Hành vi quay lén người khác bị xử phạt như thế theo quy định của pháp luật hiện hành?

Gần đây trên mạng xã hội đã nổi lên vô số các những sự việc đặt camera quay lén bị phát giác khiến dư luận hết sức phẫn nộ, bất bình. Đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền riêng tư của mỗi cá nhân Vậy người có hành vi quay lén có thể bị sử phạt như thế nào?

I. Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2015
– Bộ luật hình sự 2015
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP
II. Nội dung:
1. Hành vi quay lén là gì?
– Hành vi quay lén người khác có thể hiểu là hành vi sử dụng các phương tiện, thiết bị điện tử có chức năng ghi hình (điện thoại, camera, máy quay, các thiết bị ngụy trang có chức năng ghi hình…) nhằm lưu lại hình ảnh cá nhân của người khác mà chưa được sự đồng ý của người đó
Căn cứ Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh có quy định rõ:
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc người khác xâm phạm trái phép hình ảnh cá nhân mà chưa được sự đồng ý của người đó được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định pháp luật.2. Quy định về xử phạt về hành vi quay lén trái pháp luật
Dựa vào mục đích, mức độ vi phạm, người có hành vi quay lén có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
* Quy định về xử phạt hành chính:
Căn cứ theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:
“ 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
đ) Không thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng;
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;”
Và tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CPquy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
“ 3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”
Như vậy, người quay lén người khác thuộc hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của người khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
* Quy định về xử phạt hình sự
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 Tội làm nhục người khác
như sau:
“Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Do đó, căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm, người nào có hành vi quay lén người khác và sử dụng hình ảnh thông tin quay lén người khác làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người bị quay lén có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm nhục người khác với hình phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Bên cạnh đó, người phạm tội trong các trường hợp thuộc các tình tiết định khung tại khoản 2 và khoản 3 Điều này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng và hình phạt cao nhất lên đến 05 năm tù giam.
Ngoài ra, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 với hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối người quay lén người khác và sử dụng hình ảnh đó lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc các trường hợp sau:
– Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
– Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;
– Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;
– Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khi con cái từ mặt cha mẹ thì có được nhận di sản thừa kế nữa không?

I: Căn cứ pháp lý 
– Bộ luật Dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
II: Nội dung
1. Con cái “từ mặt” cha mẹ có được nhận di sản thừa kế nữa không?
Con cái “từ mặt” có thể hiểu là việc con cái muốn chấm dứt quan hệ với bố mẹ của mình. Ngày nay, hành vi này đã diễn ra phổ biến hơn khi những đứa con nhận thấy rằng họ không phải nghe theo lời cha mẹ, không đồng thuận với bố mẹ trong nhiều vấn đề. “Từ mặt” chỉ là xung đột trong gia đình còn dưới góc độ pháp lý, hành vi này chưa được pháp luật công nhận. Vì vậy, dù có thông báo với họ hàng, làng xóm về việc đã từ bố mẹ thì cũng không thể chấm dứt mối quan hệ cha mẹ với con, cũng như không thể chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con. Do đó, việc “từ mặt bố mẹ” không làm ảnh hưởng đến quyền thừa kế của người con đã từ mặt bố mẹ mình, mà thay vào đó sẽ phụ thuộc vào di chúc của bố mẹ.
Nếu không có di chúc, lúc này di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Người con sẽ được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất, cụ thể theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
…”
Như vậy chị của bạn từ mặt bố mẹ trong trường hợp không có di chúc như ở trên vẫn được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật.
2. Phân chia di sản thừa kế như thế nào? 
Căn cứ theo Điều 660 Bộ luật dân sự 2015 quy định về phân chia tài sản theo pháp luật như sau:
“Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật
1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”
Theo đó, việc phân chia tài sản thừa kế dựa trên việc thỏa thuận giữa những người thừa kế; những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thỏa thuận được phân chia hiện vật thế nào thì hiện vật được bán để chia.
3. Có quyền từ chối chia di sản thừa kế cho người đã “từ mặt” bố mẹ không?
Như đã nói quy định hiện hành thì việc từ mặt bố mẹ không làm mất đi quyền thừa kế của một người; bạn sẽ không thể từ chối chia tài sản cho chị mình được. Nếu như chị bạn quay về và đòi phân chia tài sản mà bạn không chấp nhận thì chị bạn có thể khởi kiện bạn lên Toà án về giải quyết vụ việc dân sự về phân chia tài sản Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015  quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật”

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Minh Vương gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Chia tài sản trong trường hợp sống chung như vợ chồng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH Minh Vương

Địa chỉ: Số 114 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0975.981.094

Email: hangluatminhvuong@gmail.com

Tư vấn: Mất, lộ thông tin thẻ ngân hàng phải làm sao?

Chị Trần Quỳnh H (tỉnh Phú Thọ) cho biết cách đây ít hôm do sơ suất nên chị đã làm rơi ví tiền khi di chuyển từ công ty về nhà. Trong ví tiền của chị có nhiều tài sản như tiền, giấy tờ cá nhân và thẻ ngân hàng. Chị lo lắng việc người khác nhặt được và lợi dụng việc thẻ ngân hàng của chị bị lộ thông tin để trục lợi.
Chị H hỏi: Khi bị mất, lộ thông tin thẻ ngân hàng thì người sử dụng thẻ ngân hàng (chủ thẻ) nên làm như thế nào để bảo vệ tài khoản của mình?

Làm mất thẻ ngân hàng có nguy hiểm không?
Trả lời:
Với sự phát triển của nền kinh tế số thì hiện nay đa phần các giao dịch đều thực hiện thông qua thẻ ngân hàng với hình thức thanh toán bằng thẻ hoặc chuyển tiền qua App ngân hàng, qua các ứng dụng thanh toán…Cũng chính vì việc thuận tiện nên trong quá trình sử dụng thẻ ngân hàng, do sơ suất nhiều người đã làm mất thẻ ngân hàng hay vô tình để lộ thông tin thẻ của mình và sau đó bị người khác lợi dụng trục lợi từ tài khoản của mình.
Điều 18 Thông tư 18/2024/TT-NHNN (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024) quy định về xử lý trong trường hợp mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ. Theo đó, trong trường hợp mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ thì người sử dụng thẻ (chủ thẻ) phải thông báo ngay cho tổ chức phát hành thẻ. Sau khi nhận được thông báo, tổ chức phát hành thẻ sẽ thực hiện ngay việc khóa thẻ và phối hợp với các bên liên quan để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm ngăn chặn các thiệt hại có thể xảy ra, đồng thời thông báo lại cho chủ thẻ. Sau khi thực hiện khóa thẻ, tổ chức phát hành thẻ hoàn thành việc xử lý thông báo nhận được từ chủ thẻ không quá 05 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do Ngân hàng nhà nước cấp hoặc 10 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do Tổ chức thẻ quốc tế cấp kể từ ngày nhận được thông báo của chủ thẻ. Trong trường hợp thẻ bị lợi dụng, gây ra thiệt hại, tổ chức phát hành thẻ và chủ thẻ sẽ phân định trách nhiệm và thương lượng cách xử lý hậu quả. Nếu hai bên không thống nhất được thì việc xử lý sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Từ nội dung quy định tại Điều 18 Thông tư 18/2024/TT-NHNN nói trên, để bảo vệ tài khoản của mình thì đối với trường hợp làm mất thẻ ngân hàng, người sử dụng thẻ cần liên hệ với ngân hàng hoặc sử dụng ứng dụng ngân hàng để khóa thẻ kịp thời nhằm giúp ngăn chặn bất kỳ giao dịch nào có thể diễn ra khi thẻ bị mất. Tiếp đó, người sử dụng thẻ nên đến cơ quan công an gần nhất trình báo việc mất thẻ vừa để bảo vệ quyền lợi của mình cũng vừa để hỗ trợ cơ quan chức năng trong việc phòng ngừa và điều tra các hành vi phạm pháp liên quan đến thẻ bị mất. Sau khi khóa thẻ và trình báo với cơ quan công an, chủ thẻ cần đến chi nhánh ngân hàng nơi mình mở tài khoản để thông báo chính thức về việc mất thẻ cũng như yêu cầu cấp lại thẻ mới.
Đối với trường hợp bị lộ thông tin thẻ ngân hàng thì chủ thẻ cần thay đổi mật khẩu thẻ ngay lập tức và nên sử dụng mật khẩu mạnh, khó đoán để tăng cường mức độ bảo mật. Bên cạnh đó, chủ thẻ cần truy cập lịch sử giao dịch thẻ để kiểm tra xem có giao dịch bất thường nào hay không và nếu phát hiện giao dịch bất thường thì phải liên hệ ngân hàng để báo cáo. Sau khi thay đổi mật khẩu và kiểm tra giao dịch, chủ thẻ nên gọi ngay đến tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng hoặc đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để thông báo về việc lộ thông tin thẻ. Trong quá trình xử lý, chủ thẻ được quyền yêu cầu ngân hàng hỗ trợ bao gồm việc phong tỏa thẻ hiện tại, phát hành thẻ mới, ngăn chặn các giao dịch bất thường…để được ngân hàng cung cấp hướng dẫn cụ thể và hỗ trợ trong suốt quá trình giải quyết vấn đề.
Tóm lại, để chủ động trong việc bảo vệ tài khoản của mình, người sử dụng thẻ (chủ thẻ) phải thật cẩn thận khi sử dụng thẻ, sử dụng thông tin ngân hàng của mình trong quá trình thực hiện giao dịch; giữ bí mật thông tin thẻ ngân hàng (đặc biệt là thông tin về số thẻ, mã PIN, mã bảo mật); không cung cấp thông tin thẻ ngân hàng cho bất kỳ ai cũng như tránh sử dụng thẻ tại các máy ATM hoặc POS không quen thuộc, đặc biệt là ở các khu vực ít người qua lại hoặc an ninh không đảm bảo.

Tư vấn: “Trend” vẽ Cờ Tổ quốc trên mái nhà có vi phạm pháp luật?

Anh Đinh Văn Q (huyện Y, tỉnh Nghệ An) cho biết thời gian gần đây xuất hiện trào lưu (hay còn gọi là “trend”) “mỗi mái nhà là một lá Cờ Tổ quốc” để chào mừng kỷ niệm ngày Quốc Khánh 2/9. Trào lưu này hiện đang được lan tỏa trong cộng đồng mạng và nhanh chóng nhận sự hưởng ứng của nhiều người.
Anh Q hỏi: “Trend” vẽ Cờ Tổ quốc trên mái nhà có vi phạm pháp luật không? Nếu được thực hiện thì việc vẽ Cờ Tổ quốc trên mái nhà phải tuân thủ những quy định gì?

Trả lời:
Xuất phát từ việc thể hiện tình yêu đất nước, đoàn kết dân tộc và khẳng định chủ quyền của Tổ quốc, hiện nay, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã và đang thực hiện trào lưu (“trend”) vẽ Quốc kỳ – Cờ Tổ Quốc lên mái nhà nhân dịp Lễ Quốc Khánh 2/9. Việc vẽ Cờ Tổ quốc lên mái nhà là việc làm pháp luật không cấm nhưng cá nhân, tổ chức phải tuân thủ quy định về Quốc kỳ để không vi phạm quy định của pháp luật. Trường hợp cá nhân, tổ chức nào thực hiện “trend” vẽ Cờ Tổ quốc lên mái nhà với mục đích cố ý xúc phạm Quốc kỳ hoặc với mục đích quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ thì bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, nếu cá nhân, tổ chức nào thực hiện việc vẽ Cờ Tổ quốc với mục đích quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ thì đây là hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo. Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, đồng thời phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo. Đối với tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Trường hợp nếu cá nhân, tổ chức thực hiện việc vẽ Cờ Tổ quốc lên mái nhà với mục đích cố ý xúc phạm Quốc kỳ thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo quy định tại Điều 351 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về “Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca”.
Do đó, khi thực hiện “trend” vẽ Cờ Tổ quốc lên mái nhà thì cá nhân, tổ chức phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật về sử dụng Quốc kỳ và các quy định pháp luật khác có liên quan. Tuyệt đối không được xúc phạm Quốc kỳ, không quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ. Đồng thời, việc vẽ Cờ Tổ quốc phải theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 13 Hiến pháp 2013: “Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”. Về tỷ lệ, kích thước, màu sắc, hình dáng Quốc kỳ thực hiện theo quy định chi tiết tại mục I của Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL ngày 02/10/2012 của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch. Theo đó, Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh; Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) Quốc kỳ; Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần năm chiều dài của Quốc kỳ; Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ; Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu; Hai mặt của Quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau; Nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi.
Có thể nói, “trend” vẽ Cờ Tổ quốc lên mái nhà là một trong những việc làm góp phần thể hiện tinh thần dân tộc, lan tỏa lòng yêu nước. Tuy nhiên, khi thực hiện người dân cần chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật để đảm bảo sự tôn nghiêm, tính trang trọng đối với hình ảnh Cờ Tổ quốc

 

Sự khác nhau giữa giám hộ và đại diện

Sự khác nhau giữa giám hộ và đại diện

Đọc thêm:

Tội cố ý gây thương tích theo quy định của pháp luật hiện hành

Giám hộ và đại diện là hai chế định được quy định trong Bộ Luật dân sự năm 2015. Cụ thể Mục 4 Chương III Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giám hộ và Chương IX Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đại diện.

            Về khái niệm:

Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Như vậy, về bản chất giám hộ và đại diện là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, giám hộ là thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Còn đại diện là nhân danh và vì lợi ích hợp pháp của người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Người giám hộ có thể đồng thời là đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. Còn người đại diện chưa chắc đã là người giám hộ.

            Về căn cứ xác lập:

Đối với giám hộ: Phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Đối với đại diện: Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

            Về phạm vi thực hiện:

Đối với người giám hộ:

– Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

– Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

– Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Đối với đại diện:

Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

– Điều lệ của pháp nhân;

– Nội dung ủy quyền;

– Quy định khác của pháp luật.

             Về đối tượng:

Người được giám hộ bao gồm:

– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

– Người mất năng lực hành vi dân sự;

– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Trường hợp đại diện

+ Đại diện theo pháp luật của cá nhân

– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

– Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

– Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện.

– Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

+ Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

– Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

– Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

– Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

+ Đại diện theo ủy quyền

– Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

– Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

              Về trường hợp chấm dứt:

Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

– Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Người được giám hộ chết;

– Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

– Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

Đại diện chấm dứt trong các trường hợp sau:

+ Đại diện theo ủy quyền

– Theo thỏa thuận;

– Thời hạn ủy quyền đã hết;

– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

– Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

– Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

– Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật dân sự;

– Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

+ Đại diện theo pháp luật:

– Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

– Người được đại diện là cá nhân chết;

– Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

– Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan.

Nếu còn có gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Minh Vương

Điện thoại: 0975 981 094

Email: hangluatminhvuong@gmail.com

Tội cố ý gây thương tích theo quy định của pháp luật hiện hành

Tội cố ý gây thương tích theo quy định của pháp luật hiện hành

Đã mắt với cảnh hành động trong Bụi đời Chợ Lớn

Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.

>> Xem thêm: Tội trộm cắp tài sản có khung hình phạt cao nhất đến bao nhiêu năm tù ?

Như vậy, tùy vào mức độ tổn thương cơ thể mới xác định được khung hình phạt đối với hành vi cố ý gây thương tích. Chẳng hạn, nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp như: Dùng vũ khí, hung khí nguy hiểm, dùng a-xít nguy hiểm, có tổ chức…thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp dùng vũ khí, hung khí nguy hiểm, dùng a-xít nguy hiểm,… thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm,…

Để xác định được chính xác khung hình phạt, cần có giám định thương tích của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Nếu còn có gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Minh Vương

Điện thoại: 0975 981 094

Email: hangluatminhvuong@gmail.com

 

Mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn mới nhất

Mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn mới nhất

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, thủ tục ly hôn được chia thành 2 loại: Thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:

“Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”

Mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN

 

Kính gửi: Tòa án nhân dân huyện/Quận……………Tỉnh/TP……….

                        (VD: Tòa án nhân dân Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.)

Họ và tên chồng: ………………….……………….Sinh ngày: …../…../………..

CCCD số: ……………….. cấp ngày…./…../……nơi cấp………………………….

Hộ khẩu thường trú: (Ví dụ: 45 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội)

Chỗ ở hiện tại: (Ví dụ: 45 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội)

Họ và  tên vợ: ……………………………………….Sinh ngày:…./…../………..

CCCD số: ……………… cấp ngày…./…../……nơi cấp…………………………

Hộ khẩu thường trú:  (Ví dụ: 45 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội)

Chỗ ở hiện tại:  (Ví dụ: 45 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội)

Xin trình bày với Quý tòa một việc như sau: 

Hai chúng tôi có tự nguyện tìm hiểu và đăng ký kết hôn vào ngày …… tại Ủy ban nhân dân phường/xã ……, quận/huyện ….. (Giấy chứng nhận kết hôn số: …). Trong quá trình chung sống vợ chồng tôi phát sinh nhiều mâu thuẫn do bất đồng về quan điểm sống, không tìm được tiếng nói chung, cuộc sống chung không hạnh phúc. Nay tôi xét thấy mâu thuẫn vợ chồng đã trầm trọng, không còn tình cảm vợ chồng, khả năng đoàn tụ là không có, mục đích hôn nhân không đạt được nên đề nghị Tòa án giải quyết cho chúng tôi được thuận tình ly hôn

  1. Về con chung: Chúng tôi có …. con chung là Nguyễn Thị A, sinh ngày….Chúng tôi đã thỏa thuận cho Mẹ là chị ………………………. trực tiếp nuôi dưỡng. Anh … tự nguyện trợ cấp nuôi con hàng tháng số tiền …………
  2. Về tài sản chung và nhà ở: Chúng tôi tự thỏa thuận, không yêu cầu Tòa án giải quyết.
  3. Về các khoản vay nợ: Chúng tôi không vay nợ ai, không cho ai vay nợ, không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Kính đề nghị Quý Tòa xem xét giải quyết công nhận thuận tình ly hôn cho chúng tôi!

……, ngày…..tháng…..năm……..

 Họ tên chồng                                                      Họ tên vợ

                    (Ký và ghi rõ họ tên)                                           (Ký và ghi rõ họ tên)

Lưu ý rằng mẫu đơn này có thể được điều chỉnh phù hợp với các quy định pháp luật tại thời điểm làm đơn và tình huống cụ thể của mỗi người. Để đảm bảo tính hợp pháp, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư. Nếu còn có gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Minh Vương

Điện thoại: 0975 981 094

Email: hangluatminhvuong@gmail.com

Di chúc có bắt buộc công chứng, chứng thực không?

Di chúc có bắt buộc công chứng, chứng thực không?

Trong bài viết này, Luật Minh Vương sẽ trình bày một số vấn đề liên quan đến di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành

Đọc thêm:

Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản là tài sản chung của vợ chồng thiếu chữ ký của một bên

Hướng dẫn cách soạn mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất 2024

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 46: Nếu bạn là cố vấn Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
Di chúc là một văn bản quan trọng để chỉ ý định của người lập về việc phân chia tài sản, quyền lợi sau khi qua đời. Mục đích chính của di chúc là đảm bảo rằng ý định của người lập di chúc sẽ được thực hiện sau khi họ qua đời, và ngăn ngừa các tranh chấp pháp lý giữa các thành viên trong gia đình hoặc các bên liên quan khác về tài sản.
Tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định:

“Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Hiện nay, di chúc phải được lập bằng văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Theo đó, Điều 628 và Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về hình thức di chúc bằng văn bản và hình thức di chúc bằng miệng như sau:

“Điều 628. Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

  1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Điều 629. Di chúc miệng

  1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
  2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Như vậy, theo các quy định trên, di chúc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để di chúc hợp pháp cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật, cụ thể tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định:

“Điều 630. Di chúc hợp pháp

  1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
  2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
  5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”.

Như vậy, căn cứ khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, đối với người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ khi lập di chúc phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Nội dung của di chúc tối thiểu phải có các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản.

Dưới đây là một mẫu di chúc đơn giản để bạn đọc tham khảo:

DI CHÚC

Tôi tên là: …………………………………………..……………….. Sinh ngày: ……………………..……Giới tính:………………….….…….

CCCD số:…………………………..………cấp ngày……………………………………….…nơi cấp……………………………………..………

Nơi ở hiện nay:………………………………………………………………………………………….………………………………………..…..…

Hiện tại tôi có sức khỏe tâm thần và thể chất bình thường, tinh thần minh mẫn nên lập di chúc như sau:

  1. Tài sản cá nhân:

Tất cả tài sản cá nhân của tôi, bao gồm (ghi rõ tên tài sản, số lượng tài sản, nơi để tài sản, ví dụ như nhà cửa, xe cộ, tiền mặt, tài khoản ngân hàng, cổ phần, trang sức và các tài sản khác), tôi chuyển giao cho:

Họ và tên người hưởng: ………………………………………….. Sinh ngày: ……………………..……Giới tính:………………….….……..

CCCD số:…………………………..………cấp ngày……………………………………….…nơi cấp……………………………………..………

Nơi ở hiện nay:………………………………………………………………………………………….………………………………………..…..…

Số điện thoại:…………………………………………………………………………….………………………………………..……….……

Quan hệ với người lập di chúc:……………………………………………………….………………………………………..……….…….

  1. Chăm sóc con cái:

Đối với con cái tôi:………………………………………………………….………………………………………..………………….………

Tôi ủy quyền cho (Thông tin người được ủy quyền chăm sóc con cái nếu không còn sống) trở thành người giám hộ và chăm sóc cho con cái tôi khi tôi qua đời, trong trường hợp người này cũng không còn sống, thì (Thông tin người được chỉ định tiếp theo).

  1. Mong muốn cuối cùng:

Tôi muốn được chôn cất tại (địa điểm chôn cất mong muốn).

Điều này là di chúc cuối cùng của tôi và thể hiện ý định của tôi đối với việc phân chia tài sản của mình sau khi qua đời.

Ngày … tháng … năm …

Người lập di chúc

  

(Họ tên người lập di chúc)

 


Lưu ý rằng mẫu di chúc này có thể được điều chỉnh phù hợp với các quy định pháp luật tại thời điểm lập di chúc và tình huống cụ thể của mỗi người. Để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu lực của di chúc, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư. Nếu còn có gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Minh Vương

Điện thoại: 0975 981 094

Email: hangluatminhvuong@gmail.com

Tin mới
Tin cũ

Bài viết mới

  • Thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp
  • Quy định pháp luật về thủ tục thành lập văn phòng công chứng
  • Đưa hối lộ là gì? Đưa hối lộ có vi phạm pháp luật Hình sự Việt Nam không?
  • Thuế là gì? Phí là gì? Lệ phí là gì?
  • Ủy quyền là gì ? Quy định về Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền

Phản hồi gần đây

Không có bình luận nào để hiển thị.

Công ty Luật TNHH Minh Vương là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và tranh tụng tại Toà án.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty Luật TNHH Minh Vương

Email: Hangluatminhvuong@gmail.com

Địa chỉ: Số 114 đường Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0975.981.094

Follow chúng tôi

Follow chúng tôi

@2024 - Luật Minh Vương. Bản quyền về nội dung tham khảo

Luật Minh Vương
  • Trang chủ
  • Dịch vụ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Tham khảo
google map
Fanpage
Zalo
Phone
x
x